SÁNG TẠO VUI
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Ẩm thực
  • Cách làm mắm cá nục của người miền trung

Cách làm mắm cá nục của người miền trung

Cách làm mắm cá nục của người miền trung Bạn cũng có thể chấm với cá nục hay thịt heo luộc cuốn bánh tráng thì ngon không từ ngữ nào để diễn tả được, ngon đến tận cùng của cái ngon. Trước đây, vào những ngày miền Trung dâng tràn nước lũ, người dân nơi đây còn ăn mắm bỏ, nghĩa là cũng từ mắm cái nhưng cho thêm dưa chuột, đu đủ, cà rốt, dứa, dừa…

Cách làm mắm cá nục của người miền trung

Cách làm mắm cá nục của người miền trung

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Các món Cá nục kho ngon nhất:

>> Cá nục kho cà chua

>> Cá nục kho thơm

>> Cá nục kho tiêu

>> Cá nục kho riềng

>> Cá nục kho măng

>> Cá nục kho khô

>> Cá nục kho nước dừa thơm

>> Cá nục kho nước dừa

>> Cá nục hấp cuốn bánh tráng

>> Cá nục sốt cà chua

>> Cách nấu cá nục kho

>> Cách kho cá nục ngon nhất

>> Cách kho cá nục với cà chua

Công ty dược phẩm An Thiên Hũ mắm khi mở ra dù đứng cách xa 20 m vẫn ngửi được mùi thơm lan tỏa khắp nơi thì đó mới là mắm cá cơm chính hiệu.

Dược phẩm An Thiên Nếu bạn đã ăn mắm cái (hay con gọi là mắm nêm ở miền Nam) một lần thì không bao giờ có thể quên vị đậm đà và đặc trưng khó gặp ở nơi đâu.

Để muối mắm cái phải có cá cơm hoặc cá nục, sau khi mua về rửa sạch. Thậm chí nhiều khi bạn không cần rửa vì người đánh bắt đã rửa bằng nước biển trước khi bán và nếu rửa quá sạch thì sẽ mất đi vị ngọt đậm đà của mắm, lúc đó mắm không còn mùi vị thơm ngon đặc trưng nữa.

Tỷ lệ muối cá rất quan trọng vì nhiều muối thì mắm sẽ bị mặn ăn không ngon, nhạt thì mắm bị hỏng không ăn được. Vì vậy, tỷ lệ thường là 3 kg cá và 1 kg muối, rồi cho vào hũ nhựa, đậy kín để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sánh. Thời gian muối ước chừng trên 1 tháng thì có thể thành mắm cái, nếu để làm mắm chua thì thời gian ngắn hơn. Mắm đạt yêu cầu là con cá không bị nát, có màu hồng nhạt, tỏa hương thơm quyến rũ. Khi mở hũ mắm ra, đứng cách xa 20 m mà vẫn ngửi được mùi thơm lan tỏa khắp nhà thì đó mới là mắm cá cơm chính hiệu miền Trung.

Mắm cái là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của người dân miền Trung chất phác.

Mắm cái khi ăn thì vớt cá và chắt nước ra, rồi thêm vài quả ớt hiểm với tỏi Lý Sơn, bột ngọt, đường và chanh cho vừa khẩu vị. Đặc biệt vào những ngày trời mưa se lạnh mà ăn mắm cái thì bao nhiêu rau luộc với cơm trắng cũng hết sạch bách. Bạn cũng có thể chấm với cá nục hay thịt heo luộc cuốn bánh tráng thì ngon không từ ngữ nào để diễn tả được, ngon đến tận cùng của cái ngon. Trước đây, vào những ngày miền Trung dâng tràn nước lũ, người dân nơi đây còn ăn mắm bỏ, nghĩa là cũng từ mắm cái nhưng cho thêm dưa chuột, đu đủ, cà rốt, dứa, dừa… để ăn với cơm nóng nhưng giờ đây ít người ăn món này nên nó cũng dần đi vào dĩ vãng.

Cũng là mắm cái, nếu như để làm thành nước mắm nhĩ thì chỉ cần để cá nát ra và lắng phần xác xuống thì lấy miếng lọc để lọc sạch. Mắm nhĩ là loại nước mắm được lọc ra từ nước đầu, hứng từ giọt nước mắm đầu tiên được nhĩ ra (rò rỉ từng giọt, từng giọt từ lỗ thông đang bịt kín). Mắm nhĩ là loại có độ đạm rất cao, chỉ khi nào ở nhà tự muối và lọc mắm thì bạn mới có được cơ hội thưởng thức vì khi đem ra thị trường thì được pha loãng rất nhiều. Nước mắm nhĩ có mùi thơm và vị thì đậm đà. Đặc biệt mắm nhĩ không cần giã tỏi ớt, chỉ cần dầm vài quả ớt chấm với cá luộc (hay cá nấu canh) là tuyệt lắm rồi. Mùi thơm của mắm quyện với mùi cá luộc phừng phực, chưa kịp ăn đã chảy nước miếng. Nếu muốn mua mắm cái miền Trung, bạn có thể vào trong các khu chợ như Quảng Ngãi, chợ Hàn, chợ Cồn ở Đà Nẵng…