399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hình ảnh cực lực lao động bốc vác cùng vô số chuyến hàng được vận chuyển bằng xe đẩy hàng. Đây là hình ảnh mà những người lao động cố gắng làm việc để kịp đưa những thực phẩm tươi sống cho tới hơn 8 triệu dân trong thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyển biến tích cực chợ đầu mối Tân Bình...
Trong số 3 chợ đầu mối của thành phố, chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức mà người dân quen gọi là chợ đầu mối Tam Bình được hình thành sớm nhất, trên cơ sở di dời chợ cá cầu Muối về đây. Trở lại chợ Tam Bình lần này, điều trước tiên chúng tôi nhận thấy đó là tình hình an ninh trật tự trong chợ và khu vực quanh chợ đã được đảm bảo tốt hơn rất nhiều. Không còn cảnh lộn xộn trong việc đậu, đổ xe tải, không có sự tranh giành xuống hàng giữa các đội bốc xếp, các chủ hàng và chủ xe không còn phải "méo mặt" do thời gian nằm chờ tới lượt xuống hàng hoặc việc xuống hàng ẩu gây hư hỏng như trước đây.
Hoạt động bốc xếp đã được quản lý chặt chẽ, các xe tải vào chợ chỉ việc đăng ký với Ban quản lý để xuống hàng rồi sau đó lần lượt từng đội sẽ được điều động làm việc một cách nhanh gọn. Cộng với lực lượng bảo vệ tuần tra, giữ gìn trật tự "thường xuyên liên tục" nên chợ ngày nay hoạt động nhộn nhịp hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Nhọc nhằn "bốc vác" chợ đêm!
Lực lượng bốc xếp hiện nay ở chợ Tam Bình đã lên đến con số trên 500 người, chợ Bình Điền khoảng 200 và chợ Hóc Môn là gần 100 người. Được chia thành nhiều đội với quân số 20 - 30 người/đội, chủ yếu là nam giới. Một ngày làm việc của họ bắt đầu vào 8 - 9 giờ tối và thường kết thúc vào khoảng 3 - 4 giờ sáng với thu nhập bình quân trên dưới 50 ngàn đồng/người/đêm.
Những chiếc xe đẩy hàng do các đội trang bị đã giải phóng cho những đôi vai gầy trên những gương mặt hốc hác do phải thức đêm triền miên, cũng có lẽ vì vậy cái tên gọi "bốc vác" đã được thay thế bằng "bốc xếp" trên những màu áo khác nhau của công nhân mỗi đội. Đa số trong lực lượng lao động này là dân nhập cư, công việc vất vả cực nhọc do phải di chuyển nhiều với khối lượng hàng hóa chẳng hề nhỏ nhưng vì miếng cơm manh áo, hàng đêm họ vẫn bám lấy chợ, bán mồ hôi để kiếm sống.
Và những công việc cần làm...
Theo quan sát của chúng tôi, tại cả 3 chợ đầu mối này đều đã được quản lý tốt về an ninh trật tự cũng như cách bố trí các sạp chợ theo nhóm sản phẩm ngành hàng hợp lý, khoa học. Đặc biệt, ở chợ Bình Điền đã phân chia các chủng loại nông - phẩm hàng hóa theo từng khu nhà lồng chợ để thuận tiện cho việc mua bán, lên xuống hàng hóa. Nhưng vấn đề đặt ra là lưu lượng xe tải ra vào thường xuyên ở các chợ để giao nhận hàng rất đông, lên đến hàng nghìn lượt/đêm mà tốc độ lưu thông trong và quanh khu vực chợ vẫn chưa được Ban quản lý chợ chú ý nhắc nhở.
Hầu hết các xe ba gác hoặc xe gắn máy chở hàng từ các chợ đầu mối này về các chợ nhỏ hoặc vựa đều vi phạm an toàn giao thông do chở quá tải, cồng kềnh. Lượng rác thải từ vỏ bao bì, nông - phẩm hư hỏng, dập nát và đặc biệt là việc thoát nước, vệ sinh khu vực nhà lồng nhóm ngành hàng thủy hải sản chợ Bình Điền, các quầy thực phẩm tươi sống tại chợ Hóc Môn chưa được quan tâm xử lý triệt để, kịp thời.
Tình trạng trên đã diễn ra khá lâu song vẫn chưa được Ban quản lý các chợ khắc phục, nếu để xảy ra ô nhiễm và nhiễm khuẩn trực tiếp vào lượng lương thực - thực phẩm trung chuyển qua đây thì hậu quả thật khó lường.
Thêm nữa, mặc dù đây là những chợ đầu mối lớn, cung cấp nguồn lương thực thực phẩm chủ lực cho thành phố nhưng hầu như chúng tôi không thấy sự hiện diện của lực lượng thuộc các cơ quan chức năng về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố! Bao giờ triển khai thực hiện việc kiểm tra giám sát chặt chẽ ngay tại nguồn vấn đề dịch bệnh thú y cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm? Câu trả lời này chúng tôi xin chờ các ban, ngành chức năng của thành phố