399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Trong cuộc đời người lính của mình, hằn sâu trong tâm trí ông Hoàng Tiến Lực (SN 1932, xã Hoằng Lương, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn là những kỷ niệm về Bác Hồ. 82 tuổi, nhớ về Người, ông vẫn cặm cụi ghi chép tỉ mỉ câu chuyện gặp Người năm xưa. Cho đến bây giờ cũng đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng người lính hải quân ấy vẫn nhớ như in cuộc gặp gỡ của Người với đơn vị của ông vào năm 1962.
Công ty dược phẩm An Thiên Sau khi vào quân ngũ rồi tham gia chiến dịch Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1956, ông được cử sang Trung Quốc học thuyền trưởng tàu phóng lôi. Sau 3 năm học tập tại Trung Quốc, ông trở về Việt Nam và làm thuyền trưởng trên chiếc tàu tuần tiễu T161 (phân đội 5) hoạt động tại vùng Cảng Cồn Cỏ (Quảng Bình).
Dược phẩm An Thiên Sang năm 1961, nước ta có tàu phóng lôi về, ông được cử làm phân đội phó rồi lên phân đội trưởng phân đội 1, trực tiếp lái chiếc tàu phóng lôi T313 hoạt động tại Cảng Vạn Hoa (Quảng Ninh). Tại đây, cơ duyên đã cho ông được gặp Bác Hồ.
Bất ngờ được gặp Bác
Đêm ngày 12/11/1962, người lính hải quân Hoàng Tiến Lực lúc bấy giờ là phân đội trưởng phân đội 1 nhận được thông báo sáng ngày mai sẽ có đoàn khách cấp cao tới thăm nên phải chuẩn bị. Thế rồi khoảng hơn 8h sáng ngày 13/11, một chiếc trực thăng từ từ hạ xuống sân vận động của đảo. Bác giản dị trong bộ áo nâu, đi đôi dép cao su từ cửa bước ra. Trong đoàn còn có một đồng chí bảo vệ cùng một số bác sĩ đi cùng.
“Bao lâu nay chỉ được nghe tiếng bác nói trên đài, được nhìn thấy bác qua những tờ báo, ti vi chứ chưa bao giờ được nhìn thấy Bác ở ngoài đời nên khi được nhìn thấy Người bằng da bằng thịt, ai nấy đều vô cùng bất ngờ và vui sướng. Tôi lúc ấy không thể diễn tả được cảm xúc thế nào, xúc động, mừng vui đan xen lẫn lộn” – ông Lực nhớ lại.
Rồi ông kể: “Sau khi bác bước xuống khỏi trực thăng, Bác đưa tay chào mọi người rồi bất chợt Bác hỏi đồng chí tiểu đoàn trưởng rằng có phải nơi có khói bốc lên ở dãy nhà tranh là bếp nấu ăn không. Khi biết đó chính là nơi nấu ăn cho bộ đội, Bác đã rời khỏi đoàn người đang nghiêm trang xếp hàng chào đón mà đi về phía nhà bếp rồi thăm hỏi tình hình sức khỏe, động viên các chị nuôi quân, Bác đi thăm khẩu phần ăn, tình hình vệ sinh nhà ăn, nhà bếp. Bác dặn dò anh chị em chịu khó làm việc, bảo đảm cho bộ đội ăn ngon, ăn sạch, ăn đủ để có đủ sức khỏe học tập và chiến đấu”.
“Sau khi thăm nhà bếp xong, Bác quay lại vẫn thấy bộ đội tập hợp chỉnh tề, Bác nói với đồng chí tiểu đội trưởng cho anh em về nghỉ ngơi chứ Bác không cần đón tiếp trịnh trọng như thế. Tất cả anh em bộ đội được giải tán nhưng không ai chịu rời vị trí mà cứ đứng nhìn Bác hồi lâu. Tất cả dường như đang muốn níu giữ cái khoảnh khắc được gặp Bác”.
Buổi trưa vì đến giờ ăn nhưng vẫn chưa thấy trực thăng mang cơm đến cho Bác, ông Lực là một trong số người tín nhiệm được cử đi làm cơm cho Bác và được phân công làm thịt gà. Nhưng khi mọi người đang làm dở thì thấy trực thăng đến. Ông cùng các đồng chí này lại nhận nhiệm vụ lên máy bay mang cơm xuống cho Bác. Ông bảo, đúng là cả đời cũng không thể quên được giây phút ấy, được nhìn thấy Bác bằng da bằng thịt đã là niềm vinh dự rồi thế mà còn là người được chọn làm cơm và mang cơm cho Bác.
“Bữa ăn của Bác rất đơn giản, chỉ là những quả cà muối, mắm tép, một lát cá kho. Chúng tôi mang cơm đến cho Bác chỉ muốn ở lại với Bác mãi nhưng rồi để cho Bác ăn cơm và nghỉ ngơi nên mọi người đành phải ra về. Quả thật, khoảnh khắc ấy, ai cũng không muốn bước chân đi” – ông Lực nhớ lại.
Bài học từ chiếc đồng hồ và đôi dép cao su
Mặc dù chỉ được gặp Bác trong mấy tiếng, nhưng những bài học, những lời dặn dò của Người luôn hằn sâu trong ký ức người lính hải quân Hoàng Tiến Lực. Trong buổi nói chuyện hôm ấy, Bác dặn dò nhiều điều nhưng ông bảo nhớ nhất là những bài học Bác răn dạy liên hệ từ những thứ bình thường nhất trong cuộc sống.
Ông kể: “Khoảng 10h, tất cả anh em trong đơn vị được lệnh tập trung để nghe Bác nói chuyện. Sau khi thăm hỏi tình hình sức khỏe anh em trong đơn vị, Bác rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt rồi hỏi anh em rằng trên mặt chiếc đồng hồ có những gì. Tất cả mọi người trả lời với Bác là có chữ số và kim. Bác lại hỏi tiếp là chiếc kim chạy hay đứng, chữ số chạy hay đứng. Nếu giờ chữ số nói muốn chạy, còn chiếc kim nói muốn đứng thì có được không? Nếu có sự luân chuyển cho nhau như thế thì chiếc đồng hồ có dùng được không?.
Sau những câu hỏi về chiếc đồng hồ, Bác bắt đầu liên hệ đến chiếc tàu, đơn vị. Bác nói “Một con tàu, một đơn vị cũng vậy, có nhiều ngành nghề khác nhau, có người làm việc dưới nước, có người làm việc trên bờ. Nếu người trên tàu chán và nói muốn lên bờ còn người trên bờ nói muốn xuống tàu. Như vậy, đơn vị có ổn định không, có còn sức mạnh để làm tròn nhiệm vụ không? Vì vậy các cô chú phải yên tâm công tác. Nhiệm vụ nào cũng quan trọng và vẻ vang cả…”.
Bài học thứ 2 Bác gửi đến những người lính mà ông cùng các đồng đội của mình nhớ mãi đó là khi tiễn Bác ra máy bay, ai cũng quyến luyến đi gần Bác, một đồng chí bộ đội đi sát Bác ở phía sau đã vô tình dẫm vào dép Bác khiến chiếc dép bị đứt dây. Bác tiến lại sát tường, ngồi xuống dùng hòn đá sửa lại dép.
“Đồng chí Trung úy Đàm Cần nhanh chóng chạy lại sửa dép cho Bác. Thấy đôi dép đã đứt nhiều chỗ và quá cũ, đồng chí đã ngỏ ý muốn đổi cho Bác đôi giày mới và xin đôi dép của Bác làm kỷ niệm. Bác bảo: “Dép này Bác đi đã lâu lắm rồi, tiện lắm đấy, trời nắng, trời mưa, trèo đèo, lội suối đều dùng được. Hỏng thì lại sửa, còn sửa được thì còn dùng được. Phải tiết kiệm chứ…”.
“Những bài học bác dạy khiến tất cả những người lính chúng tôi nhớ mãi và khắc ghi suốt cuộc đời” – ông Lực chia sẻ.
Sau lần gặp ấy, người lính hải quân Hoàng Tiến Lực không còn lần nào được vinh dự gặp Bác nữa cho đến 7 năm sau đó, ông bất ngờ nhận được tin Bác mất. Đơn vị của ông cũng là đơn vị được nhận nhiệm vụ làm lễ tang cho Bác tại quảng trường Ba Đình.
“Sau ngày Bác mất, mấy ngày trời đổ mưa tầm tã... Tôi còn nhớ cái giây phút đông đảo đồng bào đứng dưới quảng trường Ba Đình khóc như mưa, chúng tôi cũng không thể đứng nghiêm được nữa mà ai nấy đều xúc động ôm mặt khóc”.
Năm 1984, sau những năm cống hiến sức mình cho cách mạng, ông trở về quê và tham gia các hoạt động của xã như giữ chức Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã, Uỷ viên UB kiểm tra Đảng ủy xã…
“Được gặp Bác Hồ, được nghe lời răn dạy của Người, đó là vinh dự lớn trong cuộc đời của tôi. Cho đến bây giờ, hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi cũng đã ngoài 80 tuổi rồi thế nhưng ký ức về Bác Hồ chưa bao giờ tôi quên…” – Người lính hải quân tâm sự.